TIÊU CHẢY TRONG THAI KỲ

03/04/2020

Tiêu chảy trong thai kỳ có thể gây ra tình trạng mất nước đồng thời kéo theo nhiều bệnh lý khác nữa cho thai phụ. Việc hiểu rõ nguyên nhân cùng với những phương pháp điều trị hiệu quả là yếu tố cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa của mẹ.

Táo bón hay tiêu chảy trong thai kỳ là những vấn đề về đường ruột thường xảy ra với mẹ bầu. Đặc biệt với chứng tiêu chảy, rất có thể thai phụ đã gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như ngộ độc thực phẩm.

Nguyên nhân gây tiêu chảy

Trường hợp các phụ nữ mang thai phải đi ngoài và phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày thì có thể đã bị tiêu chảy. Tuy tình trạng này rất phổ biến nhưng không hẳn nó có liên quan trực tiếp đến việc mang thai. Những nguyên nhân khác có thể là do:

  • Virus;
  • Vi khuẩn;
  • Vi trùng đường ruột;
  • Ngộ độc thực phẩm;
  • Thuốc.

Một số bệnh lý hay tình trạng khác cũng có thể khiến mẹ bầu thường xuyên bị tiêu chảy như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn (bệnh viêm ruột), bệnh Celiac (không dung nạp gluten) và viêm loét đại tràng.

Ngoài ra các bà mẹ mang thai cũng có bị tiêu chảy do những nguyên nhân bao gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Nhiều phụ nữ đột ngột thay đổi chế độ ăn uống khi phát hiện mình mang thai. Như thế sẽ khiến bao tử không quen và dẫn đến tiêu chảy;
  • Nhạy cảm với thức ăn mới: Đây là một trong những thay đổi mẹ bầu gặp phải khi mang thai. Ăn thức ăn bạn chưa từng ăn trước khi mang thai có thể gây đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy;
  • Uống nhiều vitamin trước khi sinh: Việc bổ sung vitamin tốt cho cả mẹ và thai nhi, nhưng nó lại có thể khiến bao tử khó chịu và gây tiêu chảy;
  • Thay đổi hormone: Hormone làm chậm hoạt động của hệ tiêu hóa nên có thể dẫn đến táo bón hoặc tăng cường hoạt động tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.

Tiêu chảy xảy ra phổ biến hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ. Gần đến ngày sinh, tình trạng này sẽ trở nên nặng hơn. Nguyên nhân có thể do cơ thể mẹ bầu đang chuẩn bị cho việc sinh nở. Mẹ bầu cũng đừng nên xem đây là một dấu hiệu sắp sinh. Vài phụ nữ có thể bị tiêu chảy trong những tháng cuối thai kỳ, một số khác thì không.

Biện pháp điều trị tiêu chảy

Bạn không phải dùng thêm thuốc ngoài để điều trị tiêu chảy. Trên thực tế, phần lớn những trường hợp sẽ tự khỏi. Ngoài ra,  nếu bạn cần đến chữa trị thì có một vài điểm cần lưu ý sau đây:

Thời gian

Tiêu chảy cần thời gian để tự khỏi hẳn, đặc biệt trong trường hợp bạn bị ngộ độc thực phẩm, bọ, virus hay vi khuẩn. Mẹ bầu cần uống nhiều nước để tránh bị mất nước nhé.

Thuốc

Xem xét về thuốc bạn đang dùng. Nếu đó là nguyên nhân gây ra tình trạng này, cơ thể bạn có thể tự điều chỉnh. Nếu không, cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

Gặp bác sĩ

Lên lịch khám bác sĩ nếu tình trạng không thuyên giảm sau 2−3 ngày. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể trạng và xét nghiệm máu để tìm ra nguyên căn gây tiêu chảy.

Thức ăn

Mẹ bầu cần tránh ăn những thức ăn có nguy cơ gây tiêu chảy.Mẹ bầu hãy tránh xa thức ăn nhiều chất béo, đồ chiên xào, đồ cay, đồ ăn gây đầy hơi, các chất kich thích ( café,…).

Các bà mẹ bầu có thể sử dụng sữa chua ( thành phần chứa men vi sinh) để giúp bổ sung lượng lợi khuẩn mất đi do tiêu chảy gây nên

Trước khi tham vấn bác sĩ, các phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên dùng bất cứ loại thuốc trị tiêu chảy nào. Các loại thuốc này có thể khiến tình trạng trở nặng hơn.

Triệu chứng của tình trạng mất nước

Tiêu chảy kéo dài có thể khiến cơ thể mất nước. Nếu tình trạng này kéo dài quá 2−3 ngày thì mẹ bầu cần liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị. Mất nước nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng trong thai kỳ. Các triệu chứng mất nước bao gồm:

  • Nước tiểu có màu vàng nhạt;
  • Khô miệng;
  • Khát;
  • Đi tiểu nhiều;
  • Đau đầu;
  • Chóng mặt;
  • Cảm giác lâng lâng.

Vai trò của nước trong điều trị tiêu chảy

Uống đủ nước là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc điều trị. Chứng tiêu chảy khiến cơ thể mất đi một lượng lớn nước đáng kể. Sự mất nước có thể diễn ra nhanh và nghiêm trọng, đặc biệt là với những phụ nữ mang thai. Ngay cả khi không mắc các bệnh tiêu hóa thì hơn ai hết mẹ bầu cần được cung cấp đầy đủ nước.


Mẹ bầu chú ý uống đủ nước để bù đắp lại phần nước mà cơ thể đã bị thiếu hụt.

Bên cạnh đó, hãy bổ sung thêm nước trái cây và nước xương hầm trong chế độ dinh dưỡng để bù đắp một số chất điện giải, vitamin, chất khoáng mà cơ thể bị mất. Mẹ bầu có thể ngăn ngừa mất nước bằng cách uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Tiêu chảy là vấn đề về đường tiêu hóa rất hay gặp ở phụ nữ mang thai. Các mẹ có thể lưu ý những thông tin trên trong việc điều trị và tránh tình trạng mất nước nhé.

Nguồn: Hellobacsi