Hãy bảo vệ hệ tiêu hóa của bạn

Trích dịch từ tài liệu: “Health and Nutrition of Probiotics in Food including Powder milk with Live Lactic acid bacteria” của WHO and FAO – Córdoba, Argentina

Đầu thế kỷ XXI, tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) cùng với tổ chức Lương Nông Thế Giới (FAO) đã tổ chức một hội thảo khoa học với quy mô toàn cầu để đặt nền móng cho một định hướng sử dụng và nghiên cứu men vi sinh (Probiotic hay vi khuẩn sinh axit lactic).Từ nền tảng đó, các công trình nghiên cứu về men vi sinh trên toàn thế giới đã phát triển với số lượng và quy mô rất lớn (thể hiện qua sơ đồ bên dưới)

Các lợi ích về dinh dưỡng và sức khỏe của men visinh (Probiotics)
Nguồn: Dữ liệu tháng 5 năm 2012 do PubMed công bố

    Thông qua những số liệu trên, có thể thấy sự quan tâm nghiên cứu về probiotics đã được đẩy nhanh trong giai đoạn 1999 – 2011, và ngày càng gia tăng một cách chóng mặt. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của probiotics đối với sức khỏe con người và đã được quan tâm một cách chính đáng. Bài trích dịch dưới đây từ tài liệu của WHO – FAO sẽ mang lại cái nhìn tổng quan nhất về Probiotics và vai trò trong việc phòng chống Rối Loạn Tiêu Hóa.

Vai trò của Probiotics trong việc hỗ trợ phòng chống Rối Loạn Tiêu Hóa

1. Probiotics giúp phòng ngừa bệnh tiêu chảy do vi khuẩn và vi rút

    Tiêu chảy nhiễm trùng là một vấn đề y tế nghiêm trọng trên thế giới, là nguyên nhân của hàng triệu cái chết mỗi năm. Trong đó, phần lớn người chết là trẻ em ở những nước đang phát triển. Ứớc tính rằng, mỗi năm có trên 30% dân số (kể cả những nước phát triển) bị mắc bệnh tiêu chảy do thức ăn gây ra. Probiotics có khả năng đem lại một biện pháp quan trọng nhằm giảm bớt vấn nạn này. Người ta đã chú ý đến một vài nghiên cứu trong số những nghiên cứu được tham khảo dưới đây, về việc dùng Probiotics bằng cách uống dưới hình thức khác với thức ăn.

    Các nhà khoa học đã có được bằng chứng rõ ràng nhất về tác dụng có lợi của một số dòng Probiotics đã được định danh khi dùng Lactobacillus rhamnosus GG và Bifidobacterium lactis BB-12 để phòng và trị bệnh (Saavedra et al., 1994; Szajewska et al., 1997; Perdone et al., 1999; Guandalini et al., 2000) tiêu chảy cấp chủ yếu do rotavirus gây ra ở trẻ em.

    Ngoài việc nhiễm rotavirus, còn có nhiều loại vi khuẩn gây ra chết chóc và bệnh tật ở người. Có những bằng chứng trong ống nghiệm (in vitro) đáng tin cậy rằng một số dòng vi khuẩn Probiotics nhất định có thể ngăn chặn sự phát triển và bám dính của các lọai vi khuẩn gây bệnh đường ruột (Coconnier et al., 1993, 1997; Hudault et al., 1997; Gopal et al., 2001; Bernet Camard et al., 1997), và các cuộc nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra những tác dụng có ích chống lại các tác nhân gây bệnh như Salmonella (Ogawa et al., 2001 : Shu et al., 2000). Có bằng chứng từ các cuộc nghiên cứu về bệnh tiêu chảy của những người đi du lịch, ở đó một vài trong số các tác nhân gây bệnh được cho là do vi khuẩn trong thiên nhiên. Trong trường hợp này, uống probiotic sẽ rất có ích (Hilton et al., 1997). Du lịch mang lại trải nghiệm thú vị, nhưng cũng dễ khiến bạn mắc bệnh tiêu chảy

    Cần đặc biệt lưu ý rằng liệu pháp điều trị tiêu chảy cấp bằng Probiotic nên được kết hợp với việc bù nước nếu có sẵn. Lời khuyên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã nêu rõ, điều trị tiêu chảy cấp nên bao gồm sự thay thế nước và chất điện giải bị mất cùng với hỗ trợ dinh dưỡng (WHO, 1995). Bù nước và muối bằng đường uống (ORS) đã được dùng rộng rãi trong việc chăm sóc bệnh này, và trong hoàn cảnh như vậy, liệu pháp kết hợp với Probiotics được ủng hộ. Những tác dụng như phục hồi Probiotic không gây bệnh để khống chế hệ cân bằng vi khuẩn đường ruột tránh nhiễm khuẩn thứ phát, giữ nguyên vẹn niêm mạc và giúp cân bằng chất điện giải tốt hơn, tạo ra tác động quan trọng trong phương pháp điều trị và phòng chống tiêu chảy cấp ở các nước đang phát triển.

    Một vấn đề quan trọng liên quan tới liệu pháp kháng sinh là việc xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, thường do Clostridum difficile gây ra. Vi sinh vật này thường không có cơ hội tồn tại trong đường ruột khỏe mạnh, nhưng do kháng sinh phá vỡ hệ cân bằng vi sinh trong ruột dẫn đến việc tăng bất thường số lượng của chúng, và các triệu chứng kế tiếp có liên quan đến quá trình sản xuất độc tố. Vì thế, sử dụng Probiotics ở các bệnh nhân này là điều rất hợp lý, họ cần uống các vi sinh vật cộng sinh ngọai sinh (chính là Probiotics) để phục hồi hệ cân bằng vi sinh trong ruột trở lại, đưa hệ tiêu hóa trở lại tình trạng bình thường như trước khi dùng liệu pháp kháng sinh. Một vài cuộc nghiên cứu còn dang dở đã thực sự cho thấy rằng phương pháp tiếp cận này có thể làm giảm dấu hiệu và triệu chứng của việc nhiễm C. difficile (Gorbach et al., 1987; Biller et al., 1995; Bennet et al., 1986). Đối với tiêu chảy có kết hợp với kháng sinh, Probiotics đã được chứng minh rất có ích như một phương pháp phòng bệnh, và có khả năng chúng cũng có thể được dùng nhằm giảm các dấu hiệu và triệu chứng một khi kháng sinh gây ra tiêu chảy (Arvola et al., 1999; Vanderhoof et al., 1999; Armuzzi et al., 2001). Các nhà khoa học đã công nhận bằng chứng thu được về những tác dụng trị liệu chống lại C. difficile và các rối loạn khác khi sử dụng vi khuẩn Probiotic như L. rhamnosus GG. Đặc biệt lưu ý rằng những tác dụng như vậy cũng có thể mang lại bởi các dòng vi khuẩn khác, nhưng có thể chưa có bằng chứng khoa học, hoặc các vi sinh vật liên quan chưa được đề cập trong phạm vi của tài liệu tham khảo này.

2. Hỗ trợ phòng chống vi khuẩn Helicobacter Pylori (gây loét dạ dày) và biến chứng

    Một ứng dụng mới của Men vi sinh (Probiotics) là hoạt tính kháng H. pylori, tác nhân Gram (-) gây loét dạ dày type B, loét ruột và ung thư dạ dày. Dữ liệu trên động vật và in vitro cho thấy Men vi sinh có thể ức chế sự phát triển của mầm bệnh này và làm giảm hoạt tính urease là enzyme cần thiết cho nó tồn tại trong môi trường acid dạ dày (Midolo et al., 1995, Kabir et al., 1997, Aiba et al., 1998, Coconnier et al., 1998). Dữ liệu trên người còn hạn chế, chỉ có bằng chứng về tác dụng này của L. johnsonii La1 (Michetti et al, 1999). Trong lãnh vực của việc đo lường hiệu quả của probiotics, các kết quả khả thi bao gồm việc ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm (có thể bị đảo ngược do dừng điều trị), phối hợp với kháng sinh dẫn đến giảm tác dụng phụ như hiệu ứng trào ngược acid và giảm nguy cơ tái nhiễm (Michetti et al, 1999, Canducci et al.,2000, Felley et al., 2001). Cần có các nghiên cứu đối chứng với placebo trước khi khẳng định hiệu quả kháng H. pylori ở người để dùng cho phòng ngừa và điều trị. Những nghiên cứu như vậy sẽ đảm bảo các bằng chứng sơ bộ cho những tác dụng này.

3. Hỗ trợ phòng chống các triệu chứng Viêm và Hội Chứng Đường Ruột

    Các chứng bệnh viêm ruột như Pouchitis, bệnh Crohn cũng như Hội chứng Viêm ruột kích thích (IBS) là do sự thay đổi của hệ vi sinh đường ruột gây nên hoặc làm bệnh trở nên trầm trọng hơn, trong đó có nguyên nhân nhiễm trùng (Shanahan, 2000). Dưới đây là một vài hướng đi mới trong việc nghiên cứu mặc dù vẫn còn khá sớm để có thể kết luận chính xác về tác dụng của probiotics đối với các trường hợp này. Một số thí nghiệm chứng tỏ tiềm năng probiotics cũng như sự kết hợp nhiều giống vi sinh với nhau rất có triển vọng trong việc phòng chữa bệnh (Gionchetti et al, 2000; Gupta et al, 2000). Hệ vi khuẩn đường ruột đóng vai trò cốt yếu ở các vấn đề viêm nhiễm đường ruột, và những probiotics có tiềm năng lớn trong việc điều trị các trường hợp ấy bằng cách điều chỉnh lại hệ vi khuẩn đường ruột. Cần có những nghiên cứu lâm sàng và cơ chế tác dụng để tìm hiểu rõ hơn điểm chung giữa các vi khuẩn, tế bào vật chủ, màng nhầy, hệ thống miễn dịch để tạo nên những can thiệp hiệu quả. Những nghiên cứu như thế cần có sự nghiên cứu cấu trúc phân tử về hệ vi khuẩn đường ruột (không chỉ nghiên cứu trong phân) và về hiệu quả lâu dài (khoảng 5 – 10 năm) của probiotics.

Các lợi ích về dinh dưỡng và sức khỏe của men visinh (Probiotics)
Probiotic được kỳ vọng mang đến những phương thức bổ trợ đường ruột

4. Đối với căn bệnh Táo Bón

    Khả năng làm giảm táo bón (với các biểu hiện như khó tống phân ra ngoài, phân quá cứng, di chuyển chậm trong ruột…) của Probiotics vẫn còn đang được bàn luận, nhưng tác dụng này của một vài chủng men vi sinh vẫn có thể được xác nhận. Các nghiên cứu ngẫu nhiên so sánh với giả dược nhắm vào triệu chứng táo bón đã quả quyết đề xuất ý kiến này.

Lời bình: Những công bố của WHO-FAO đã phần nào cho thấy sự cần thiết và hữu ích của Probiotics với cơ thể con người nói chung và đối với hệ tiêu hóa nói riêng. Vậy mỗi người chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn, coi trọng việc bổ sung Probiotics cho chính mình và có những hành động thiết thực.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe.